Tôi đang dừng đèn đỏ, một xe gắn máy trờ tới bên cạnh, khoảng cách quá gần so với khoảng cách thông thường khi đường phố không ken dày xe cộ hay đang trong tình trạng kẹt xe. Tôi ngó mắt sang nhìn, thấy một gương mặt đàn ông, chỉ một giây thôi rồi tôi hướng cái nhìn của mình thẳng con đường trước mặt. Song bên tai tôi văng vẳng câu nói: Cho anh mười ngàn đổ xăng chạy xe về Long An… Tôi lại ngó mắt nhìn sang. Trong khoảnh khắc tôi nghĩ đến việc dừng xe và lấy tiền từ trong cốp. Nhưng điều tôi đã làm sau đó, tôi hẵng còn ngạc nhiên về tính tự nhiên trong hành động của mình, là quay mặt đi và phóng rất nhanh khi tín hiệu đèn xanh bật. Tôi không nghĩ gì. Tôi chỉ nhìn vào kính chiếu hậu, để chắc chắn không có cái xe nào bám đuôi mình. Rất lâu sau, tôi mới tự hỏi, có khi nào tôi đã từ chối giúp đỡ một người đang thực sự cần sự giúp đỡ?
Tôi không thể chắc chắn về câu trả lời. Tôi đã gặp
nhiều trường hợp tương tự. Và trường hợp nào, khi là lần đầu, tôi đều không ngần
ngại rút tiền đưa cho họ. Để rồi, như cái lần tôi nhìn thấy người đàn bà trong
dáng vẻ “dở người” từng xin tiền xe về Tiền Giang, một lần nữa tôi lại nhìn
thấy bà ta, trong dáng vẻ đó, cùng một kiểu xin tiền đó. Và nếu giờ đây, ngồi liệt
kê những màn “móc” tiền từ túi người khác của cơ man những gương mặt người tôi
đã gặp, tôi biết chỉ là đào sâu thêm cái lòng tin đã cạn của mình.
Ngày hôm qua, một người xin tiền tôi. Và tôi đã bỏ mặc anh ta.
Ngày hôm qua, một người xin tiền tôi. Và tôi đã bỏ mặc anh ta.
Ước chi mọi việc
giản đơn
Như bó tầm
xuân vừa mới hái…*
...
Tôi không nhận được hồi âm từ phía NXB. Dù công khai một quy trình rõ ràng, tôi không nhận được bất cứ hồi âm nào sau gần hai tháng gửi bản thảo. Lần này tôi không hỏi nữa. Tôi biết, nếu cố hỏi, tôi sẽ nhận được câu trả lời. Nhưng câu trả lời là gì thì đâu cần hỏi tôi cũng đã biết, sau hơn một lần kinh nghiệm.
Tôi không nhận được hồi âm từ phía NXB. Dù công khai một quy trình rõ ràng, tôi không nhận được bất cứ hồi âm nào sau gần hai tháng gửi bản thảo. Lần này tôi không hỏi nữa. Tôi biết, nếu cố hỏi, tôi sẽ nhận được câu trả lời. Nhưng câu trả lời là gì thì đâu cần hỏi tôi cũng đã biết, sau hơn một lần kinh nghiệm.
Tôi nghĩ về việc tiếp tục gửi bản thảo đến một NXB hay công
ty khác, và tiếp tục chờ đợi. Nhưng tôi lúng túng trước những cái tên. Khi bạn
chỉ chọn giữa những sự chờ đợi kéo dài lê thê, bạn biết là bạn không muốn chọn. Thế nên, tôi thỏ thẻ với Còi Cọc, rằng tôi
có nên bỏ ra 300k để in thành hai cuốn sách, một cuốn giữ làm kỷ niệm, một cuốn
tặng cho bạn ấy để bạn ấy gói xôi khi cần. Và Còi Cọc bảo tôi, "in làm chi cho tốn
tiền", "để 300k làm việc khác" và “chả làm gì...”. Tôi rú lên và gửi liên tục những
biểu tượng tràn trề nước mắt cho bạn ấy. Và Còi Cọc ngây thơ tự hỏi, mình nói
cái chi mà tên này tỏ ra bi kịch rứa! Cuối cùng thì hai chúng tôi mới hiểu suy nghĩ của nhau: cái câu “chả làm gì...” không phải bạn ấy nói về mấy cái thứ tôi viết hay việc in
sách, mà “chả” ở đây nghĩa là “ổng” – một câu nói về chuyện khác, vô tình lọt ngay câu nói về việc in sách, làm tôi bù lu bù loa, trước khi hiểu ra, rằng “cậu làm tan
nát tim tớ”.
Đụng đến văn chương, và tôi thấy mình rất dễ bị “tan
nát con tim”. Người như tôi không nên viết nữa. Bởi càng viết chỉ càng thấy tuyệt
vọng. Nhưng nếu không viết, thì cuộc sống này còn lại gì?
Bao đau đớn,
yêu thương, nụ cười, nước mắt
Mỗi con đường
lại có những ngã ba…*
...
Còi Cọc nói rằng bạn ấy là một nửa của Chí Phèo. Tôi
đã nghĩ ý của bạn ấy là trong con người bạn ấy có một nửa con người Chí Phèo.
Nhưng điều Còi Cọc muốn nói lại là, một nửa của Chí Phèo nghĩa là Thị Nở. Vậy
là tôi hê lên: “Nở ơi, Nam Cao đây”. Trong cái điều nói chỉ để cho vui ấy, tôi
thoáng nghĩ đến Hộ (có lẽ trong tôi hằn cái suy nghĩ, Hộ gần với Nam Cao). Hộ chìm
trong cái cuộc đời mà anh ta tự thấy là “đời thừa”, cái cuộc đời anh ta muốn
bứt ra nhưng không thể nào bứt nổi, cái cuộc đời mà người ngoài nhìn vào vẫn có
thể trông thấy vẻ đẹp nào đó, song với chính Hộ, anh ta khổ sở, như con cá mắc
cạn, chịu sự đọa đầy khủng khiếp về mặt tinh thần. Tự phụ làm sao và cũng nghiêm
trọng làm sao nếu tôi ví mình với Hộ. Nhưng hai chữ “đời thừa” thì khả dĩ…
Có khả năng tôi sẽ phải trở lại trường luật trong
hai ngày của tuần thứ hai của tháng sáu. Chỉ nghĩ thôi, tôi đã muốn phát ốm. Và
mấy cái màn thi cũng đồng thời dội thẳng vào tôi nỗi sợ vô hình. Tôi không chuẩn bị tốt
cho điều sắp tới. Có những rủi ro xảy ra vào phút chót, những rủi ro khó ngờ,
thô bạo, mang tính hành hạ, với một phần lỗi nơi tôi. Và tất cả rồi lại sẽ diễn ra ở trường luật, ngôi
trường trong những năm tháng nào đã xua đuổi tận răng người học trò của nó. Và cái
tôi có thể nhủ lòng, chỉ là về sự kết thúc. Khởi đầu ở trường luật. Và kết
thúc ở trường luật.
Giữa chiến
tranh hiểu đời thực hơn nhiều
Rách tan cả những
làn sương đẹp phủ
Chỉ còn lại nỗi
buồn trơ núi đá
Điều em tin là
nhảm nhí mà thôi…*
(* Thơ Lưu Quang Vũ)
Chị ở nơi đâu ?
Trả lờiXóaEm muốn hỏi gì vậy nhỉ?
Xóa