* Bài luận của cô nữ sinh 17 tuổi, Lâm Gia Phù trong cuốn tiểu thuyết tự truyện “Búp bê Bắc Kinh” của nhà văn Xuân Thụ (Trung Quốc). Tôi đọc cuốn sách này 5, 6 năm trước. Lâu nay chưa từng đọc lại. Dạo gần đây thi thoảng tôi mở lại những quyển sách cũ, Búp bê Bắc Kinh là một trong số đó. Có lẽ đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trào lưu văn học linglei của thời điểm khởi đầu hay là cực thịnh của nó (kỳ thực tôi không quan tâm lắm đến trào lưu này, sau này có lẽ như mọi trào lưu khác, nó thoái trào hoặc là nó trở nên bình thường nên không thấy nhắc hay đã phát triển khác với cái chất ban đầu để vẫn được gọi bằng tên cũ, tôi cũng không rõ – chỉ thấy rằng giờ đây không ai đề cập đến cụm từ “văn học linglei” nữa). Cùng thời điểm đọc Búp bê Bắc Kinh, có lẽ tôi cũng đọc Điên cuồng như Vệ Tuệ của Vệ Tuệ và Kẹo – Tuổi xuân tàn khốc của Miên Miên – đều là những tác giả được xếp vào nhóm mỹ nữ linglei trên văn đàn Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong ba tác phẩm này, có lẽ Búp bê Bắc Kinh là tiếng nói chất phác hơn cả.
Xuân Thụ viết khi mới 17 tuổi. Cuốn sách ghi lại tuổi trẻ của cô, chủ yếu là những cung bậc cảm xúc có tính nổi loạn và bất cần, sâu thẳm là nỗi cô đơn mãnh liệt, khát vọng được sống tự do và sống đúng với chính mình trong một nền tảng xã hội cứng nhắc, lạnh lùng, ám ảnh những khuôn sáo đạo đức (và bất cứ cái gì mang tính khuôn sáo thì đều hàm chứa sự giả dối trong đó, dù biểu hiện tinh tế đến thế nào). Tuổi trẻ và tâm hồn của cô nữ sinh 17 tuổi này không hẳn đã làm tôi cảm động. Cuốn sách này cũng không phải là một cuốn sách ám ảnh tôi. Nhưng nó gây ấn tượng như giọng nói không lẫn được của một tuổi trẻ mạnh mẽ, tuổi trẻ chỉ biết nhiệt thành yêu, nhiệt thành ghét, nhiệt thành chống đối và nhiệt thành vỡ tan. Khi còn trẻ dường như người ta như thế, chẳng sợ gì cả, dám nói và dám sống đúng với con người mình, dám “mãi mãi giận dữ, mãi mãi không thỏa hiệp”, cười khảy hiện thực lạnh lùng giả dối của cuộc đời, sẵn sàng nghĩ sẽ chết cho một điều vĩ đại nào đấy, lý tưởng nhân sinh hay là loại tình yêu “sinh ra là để dành cho nhau”. Tất cả những thứ đều sẽ không còn nữa khi tuổi trẻ qua đi. Khi tuổi trẻ qua đi hay sống sót qua tuổi trẻ, chúng ta sẽ học được cách tận tình “nhắm mắt bịt tai” trước những bất công, ngoảnh mặt với những nguyên tắc và khát vọng sâu thẳm trong trái tim, làm ngơ với lẽ phải và lương tri, thậm chí cười khảy tuổi trẻ ngây ngốc cuồng nhiệt của người đến sau… Chúng ta chỉ còn mải miết kiếm tìm và củng cố đời sống dễ dàng và tiện nghi. Chẳng có gì quan trọng hơn nữa. Khi tuổi trẻ qua đi, chúng ta đi vào tuổi già trong cảm giác ngày càng chai mòn về bản thân và đời sống. Kiệt quệ dần và khô héo dần…
Tất cả những người tài hoa chân chính đều luôn tự sát*
“Các bạn
Tựa đề bài nói của tôi là: “Tất cả những người tài hoa chân chính đều luôn tự sát”. Có một câu nói có tác hại rất lớn, đó là “Kẻ thức thời thì tồn tại”. Xin thưa, nói vậy hoàn toàn sai lầm. Những ai tài hoa chân chính đều chết cả, những người còn sống đều là loại bình thường hoặc đã vi phạm nguyên tắc của mình. Xin hãy thử nhìn vào số người tự sát: Khuất Nguyên, Lão Xá, Cố Thành, Hải Tử, Qua Mạch, Hemingway, Van Gogh, Marilyn Monroe… và rất nhiều người nữa.
Trong số họ, có người được tôn kính, có người bị phỉ nhổ, nhưng họ đều có chung một điểm: khí khái cốt cách. Trước sự nhục nhã, họ thà chết chứ không van xin để được sống. Có thể các bạn cho rằng, tự sát là hành vi yếu đuối, còn tôi thì ngược lại, thấy không phải thế. Tự sát ở đây không phải là anh bị ai đó bức phải chết, mà là anh chủ động chọn cái chết. Từ bỏ sự trong sạch hay cứng rắn tới cùng, để giữ được cốt cách của con người. Lỗ Tấn cũng từng nói, tự sát là một cách phản kháng. Cố Thành, Hải Tử, Qua Mạch đều là những nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc. Cố Thành cầm đầu nhóm thơ mơ hồ, Hải Tử là người tổng kết thơ ca lãng mạn những năm 80. Qua Mạch là nhà thơ thiên tài từ trường Bắc Đại, trẫm mình trên sông Vạn Tuyền, trở thành “một xác người trẻ nhất” trong chính thơ của ông; Hải Tử tháng Năm năm 1989 đã nhảy vào đường tàu ở Sơn Hải Quan, chọn cái chết để khẳng định thơ, phủ định cuộc sống lạnh lùng dung tục…
Do nhạy cảm, mơ mộng, những người tài hoa thường cảm thấy xã hội, thế giới là đen tối, xấu xa. Cuối cùng thì thiên tài chân chính đã cảm thấy tuyệt vọng. Họ đã thấy trước mọi thứ, biết rằng đường đi đã hết, thì việc gì phải lãng phí thời gian? Bây giờ có thể bạn sẽ hỏi: “Thế vì sao có rất nhiều người giỏi vẫn đang sống?” Tôi có thể trả lời ngay rằng, họ sống bởi vì họ đã thỏa hiệp. Những người đó đã mài bớt sự sắc bén của mình, để rồi lẫn vào trong đám đông, trở thành một thứ vũ khí không cá tính, không tư tưởng, tự hạ thấp mình.
Vì vậy, người chân chính cần phải đấu tranh. Cuộc sống chân chính phải được bộc lộ hết mình. Giữa nhục nhã và nhân cách thì nên chọn nhân cách; giữa tồn tại và tự do thì hãy chọn tự do…”
*[Búp bê Bắc Kinh – Xuân Thụ (Trác Phong dịch), tr.178-179]
Tựa đề bài nói của tôi là: “Tất cả những người tài hoa chân chính đều luôn tự sát”. Có một câu nói có tác hại rất lớn, đó là “Kẻ thức thời thì tồn tại”. Xin thưa, nói vậy hoàn toàn sai lầm. Những ai tài hoa chân chính đều chết cả, những người còn sống đều là loại bình thường hoặc đã vi phạm nguyên tắc của mình. Xin hãy thử nhìn vào số người tự sát: Khuất Nguyên, Lão Xá, Cố Thành, Hải Tử, Qua Mạch, Hemingway, Van Gogh, Marilyn Monroe… và rất nhiều người nữa.
Trong số họ, có người được tôn kính, có người bị phỉ nhổ, nhưng họ đều có chung một điểm: khí khái cốt cách. Trước sự nhục nhã, họ thà chết chứ không van xin để được sống. Có thể các bạn cho rằng, tự sát là hành vi yếu đuối, còn tôi thì ngược lại, thấy không phải thế. Tự sát ở đây không phải là anh bị ai đó bức phải chết, mà là anh chủ động chọn cái chết. Từ bỏ sự trong sạch hay cứng rắn tới cùng, để giữ được cốt cách của con người. Lỗ Tấn cũng từng nói, tự sát là một cách phản kháng. Cố Thành, Hải Tử, Qua Mạch đều là những nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc. Cố Thành cầm đầu nhóm thơ mơ hồ, Hải Tử là người tổng kết thơ ca lãng mạn những năm 80. Qua Mạch là nhà thơ thiên tài từ trường Bắc Đại, trẫm mình trên sông Vạn Tuyền, trở thành “một xác người trẻ nhất” trong chính thơ của ông; Hải Tử tháng Năm năm 1989 đã nhảy vào đường tàu ở Sơn Hải Quan, chọn cái chết để khẳng định thơ, phủ định cuộc sống lạnh lùng dung tục…
Do nhạy cảm, mơ mộng, những người tài hoa thường cảm thấy xã hội, thế giới là đen tối, xấu xa. Cuối cùng thì thiên tài chân chính đã cảm thấy tuyệt vọng. Họ đã thấy trước mọi thứ, biết rằng đường đi đã hết, thì việc gì phải lãng phí thời gian? Bây giờ có thể bạn sẽ hỏi: “Thế vì sao có rất nhiều người giỏi vẫn đang sống?” Tôi có thể trả lời ngay rằng, họ sống bởi vì họ đã thỏa hiệp. Những người đó đã mài bớt sự sắc bén của mình, để rồi lẫn vào trong đám đông, trở thành một thứ vũ khí không cá tính, không tư tưởng, tự hạ thấp mình.
Vì vậy, người chân chính cần phải đấu tranh. Cuộc sống chân chính phải được bộc lộ hết mình. Giữa nhục nhã và nhân cách thì nên chọn nhân cách; giữa tồn tại và tự do thì hãy chọn tự do…”
*[Búp bê Bắc Kinh – Xuân Thụ (Trác Phong dịch), tr.178-179]
Trả lờiXóaDN at 11/16/2012 11:38 am comment
Việc gì cũng có 2 mặt của nó . Nhớ lúc nhỏ cũng biết có 1 nhà thơ tự sát ở tuổi 30 mà người ta cho rằng ông ta chán xã hội xung quanh . Những entry của Vi Phong có sự sâu sắc và hiểu biết nhiều về văn học . Thứ 6 rồi , cố gắng hơn nữa để cuối tuần nhẹ nhàng nhất ...
XóaVi Phong at 11/18/2012 06:20 pm reply
nói chung entry này của mình không nói về việc tự sát hay không tự sát. Điều mình muốn nói là khi còn trẻ, cụ thể là cô nữ sinh 17t trong Búp bê Búp Kinh, người ta có thể có những khẩu khí ngang tàng như thế. Khi tuổi tác lớn dần, cái kiểu sẵn sàng chết vì nghĩa lớn có lẽ cũng giảm về 0. hy vọng bạn cũng đã có một cuối tuần nhẹ nhàng và vui vẻ.
Trả lờiXóaCánh Đồng Cát at 11/16/2012 11:10 pm comment
"Dòng văn học linglei", lâu rồi mình mới nghe thấy cụm từ này. Có lúc người ta còn khảo sát giới trẻ có suy nghĩ gì dòng văn học này bằng bản trắc nghiệm, phát cho mỗi người 1 tờ. Lúc đó, mình chả biết là gì mà cũng làm trắc nghiệm[img]9[/img]. Cảm nhận của bạn về tuổi trẻ và già thật sâu sắc. Thật sự tuổi càng nhiều thì người ta càng muốn yên ổn. Nhưng mà nhiều khi hồi xuân, người ta muốn đi thật nhiều, giao lưu thật nhiều.[img]5[/img] "Những người tài hoa chân chính đều tự sát". Đọc đoạn trích, mình có suy nghĩ là: Thật ra cuộc sống của con người nào đó thì chính họ mới biết rõ nhất mà thôi. Ai nói: người đó, tên tuổi gì đó là người tài hoa mà chết trẻ,...rồi thêm vài lời bình luận, tiếc nuối,...1 chút rồi thôi! Tài hoa cho lắm cũng chỉ là 1 đời con người! Mà tự sát nghĩa là cảm thấy cuộc sống chả có vui vẻ gì, mới chọn đúng ko. Tại sao phải như vậy chứ? Mình thấy quan trọng nhất là có đc sự thanh thản, cân bằng
XóaVi Phong at 11/18/2012 06:30 pm reply
ừm, mỗi người một cuộc sống, một sự chọn lựa. Chết hay sống cũng là sự chọn lựa của mỗi người. Chọn lựa thì có đúng, có sai. Nhưng người ngoài cuộc thì khó đánh giá lắm. Kim đâm vào tim ai, người đó hiểu rõ nhất mà. Nếu có được sự thanh thản, cân bằng thì đã chẳng có chuyện để nói bạn à
Trả lờiXóaOmani at 11/17/2012 03:52 pm comment
Những suy nghĩ lầm lạc về cuộc đời mà mình đã chọn như thế giữa những khổ đau mình gặp phải. Lý trí đôi khi phản bội chúng ta. Những cảm xúc là giá trị nhưng ko là ý nghĩa toàn bộ cuộc đời. Tỉnh táo thật khó nhưng là cần thiết trước những quyết định. Có một câu nói thế này: “Một trái tim nóng, nhưng cũng cần một cái đầu lạnh, cậu hiểu chứ?” (Jose Mourinho)
XóaVi Phong at 11/18/2012 06:39 pm reply
mình không cổ súy cho cái chết, bản thân entry này không nói về việc tự sát. Điều duy nhất nó muốn nói là tuổi trẻ như cô nữ sinh 17t kia, có thể có những tuyên ngôn dõng dạc như thế. Còn người càng nhiều tuổi càng sẽ muốn yên ổn ( Nếu đấu tranh, đương nhiên họ sẽ chọn cách khôn ngoan hơn). Xuân Thụ cũng đi qua tuổi trẻ mà chẳng có cái gọi là "tự sát" bạn ạ. Đó chỉ là suy nghĩ của tuổi 17, một lớp trẻ mà tiểu thuyết đó đại diện. "một trái tin nóng, cái đầu lạnh". Mình tin con người cần phải là một thể thống nhất (tất nhiên trong quan hệ ứng xử, tự nhiên là tùy vào quan hệ đó là quan hệ gì, ng ta có cách ứng xử khác nhau". Nhưng con người thì phải là một thể thống nhất và toàn vẹn. Nếu có 1 người cha tốt trong gia đình, tại sao lại có một ông giám đốc tồi tệ trong công sở. Cái gọi là phân thân đó của con người sau cùng thì chỉ đem lại những rối loạn, những mầm mống đạo đức giả mà thôi. (nếu mình hiểu sai điều bạn bình luận thì bạn cũng không cần nói lại, vì thật ra mình nghĩ bạn cũng hiểu chưa đúng điều mình nói trong entry này